Gừng là loại cây gia vị quen thuộc của người Việt Nam. Có tính ấm và vị cay, mùi thơm ấm , thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm, làm kẹo, .. hoặc chữa các bệnh cảm lạnh, lạnh bụng.... Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Cây gừng lấy củ
1. Đặc điểm của cây gừng:
Gừng là cây thân thảo trồng lâu năm. Ở điều kiện tốt, cây gừng có thể phát triển đến 1m. Các lá màu xanh đậm mọc thành hàng dọc từ các bẹ bao quanh thân.
Lá gừng hình mũi mác, có mùi thơm, được dùng để trong chế biến ẩm thực.
Củ gừng mọc hoàn toàn dưới đất, có nhiều đốt và các mắt có thể nảy chồi. Củ gừng có lớp lụa mỏng màu vàng hơi trắng, bên trong củ có màu vàng nhạt, nhiều sơ có mùi thơm ấm, chứa các thịt mọng nước.
Mua cây gừng trồng cây gia vị.
Khách Hà Nội mua 40 cây gừng giống trồng vườn.
2. Lợi ích và cách trồng cây gừng củ to.
Gừng được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Củ gừng là gia vị trong chế biến món ăn, làm kẹo, làm mứt. Do có tính ấm, nên gừng được dùng để chữa các bệnh lạnh như cảm mạo, đau bụng do lạnh. Nước gừng ngâm chân vào mùa đông rất tốt cho cơ thể, làm lưu thông các mạch máu.
Gừng có thể ươm bằng củ, tuy nhiên để trồng cây gừng có tỉ lệ sống cao nhất nên mua cây gừng giống có chất lượng tốt. Thời điểm tốt nhất để trồng gừng giống vào đầu màu xuân cho đến khoảng tháng tư tháng năm. Ngoài ra đợt tháng 10-tháng 12 cũng có thể trồng gừng. Gừng cho thu hoạch từ 8-10 tháng.
Bán cây gừng.
3. Cách chăm sóc cây gừng:
- Ánh sáng: Cây gừng ưa sáng nên trồng ở vị trí sáng và nắng nhiều. nếu trồng dưới bóng râm cây vẫn phát triển nhưng sẽ ảnh hưởng chất lượng của củ gừng.
- Tưới nước; cây gừng ưa ẩm, càng ẩm các củ càng mọng và phát triển, tuy nhiên nếu bị úng gây thối củ và rễ. Trung bình tưới 1-2 lần/ ngày tùy thời tiết. Giai đoạn cây trưởng thành có thể giảm bớt lần tưới vì cây có khả năng giữ nước.
- Đất trồng và phân bón: Gừng có thể sống ở nhiều môi trường đất. Nếu muốn củ to, mỡ và đạt năng suất tối đa cần chuẩn bị giá thể trồng gừng có nhiều mùn và dinh dưỡng. Bổ sung phân bón NPK cho cây 2 tháng/ lần, chú ý lượng bón và bón loãng.
- Sâu Bệnh: Bệnh thường gặp mà ốc sên phá mầm, cháy lá, thối rễ củ, thân...