Cây hoa hồng cổ Huế mang nét đẹp không cầu kì mà lại rất riêng, rất nên thơ. Chúng mang màu hồng đỏ đặc trưng không thể nhầm lẫn.
Tên khoa học: Rosaceae
Cây được gọi là hồng cổ Huế là do chúng được tìm thấy rất nhiều ở xứ Huế, đặc biệt là trong Đại nội kinh thành Huế có thể bắt gặp rất nhiều cây cổ thụ lâu đời. Người ta cho rằng chúng là quà tặng của người pháp cho vua xứ ta để trồng trong nội cung.
Người ta ưa chuộng giống hồng cổ này bởi vẻ xinh đẹp rực rỡ và hương thơm dịu dàng nó mang lại.
Cây hoa hồng cổ huế có sức sống mạnh mẽ và mãnh liệt
Đặc điểm của cây hoa hồng cổ Huế
Hoa hồng Huế đỏ thuộc dòng thân bụi, cây phát triển nhanh, thân cây khá đặc biệt khi gần như là không có gai nhọn như giống
hồng cổ Sapa, cây cũng ít gặp các vấn đề về sâu bệnh và có tuổi thọ khá cao. Thân cũng khá dễ gãy bởi rỗng bên trong.
Lá cây màu xanh đậm, nhỏ, mềm, có hình lông chim từ 3 đến 5 lá chét, khi non thì màu hơi đỏ. Mép lá có răng cưa nhỏ, gân lá màu đỏ. Chiều cao trung bình của cây có thể dao động từ 1 – 3m.
Hoa hồng cổ Huế bản địa có dạng hoa khum, các cánh hoa mập mạp, mềm mại như nhung xếp chồng lên nhau, mỗi bông gồm từ 20 – 30cm, các cánh nở hoàn toàn hoặc nở một phần. Nhìn qua chúng có hình dáng khá giống hoa
Hoa nở quanh năm, khi nở, hoa tỏa ra một mùi thơm đặc trưng, dịu dàng và quyến rũ nhưng pha chút ngọt ngào và lãng mạn.
Cây khá thích hợp với khí hậu đất Huế nhưng cũng có thể trồng ở nhiều điều kiện và môi trường khác nhau.
Hoa hồng cổ huế được ưa chuộng bởi vẻ đẹp quyến rũ, tươi mới
Công dụng của cây hoa hồng cổ Huế
Trước hết, loài hoa này là một điểm nhấn ấn tượng cho không gian phải không nào. Những bông hoa rực rỡ kết hợp với hương thơm sẽ giúp không gian thêm tự nhiên và đầy thu hút. Người ta trồng
hồng cổ Huế trong sân vườn, làm đẹp cho cảnh quan ngôi nhà hay trang trí các quán café, quán nước,…Nó được ưa chuộng bên cạnh giống
hồng cổ Trung Quốc.
Trong các dịp lễ, Tết, sự kiện,…người ta cũng dùng hoa hồng Huế cổ điển để trang trí.
Trong y học cổ truyền dân tộc, người ta thường dùng hoa để điều trị một số vấn đề về sức khỏe như căng thẳng, lo âu, stress, làm phụ liệu làm đẹp như làm mặt nạ, tắm trắng, dịu da, trừ mụn,…
Hương thơm của hoa hồng cổ cũng được dùng để làm nến, sáp thơm, tạo hương thơm tự nhiên cho không gian sống, dùng để sản xuất nước hoa,…
Hồng cổ huế cũng mang nhiều ý nghĩa đẹp
Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng cổ Huế
Về ánh sáng, bạn nên lựa chọn không gian có ánh nắng từ 6 – 8 giờ mỗi ngày để cây có khả năng quang hợp tốt nhất.
Về độ ẩm, cây yêu cầu thấp về nước, khi quá ẩm cây có thể phát sinh nhiều sâu bệnh.
Về chế độ bón phân, nên cung cấp cho cây phân hữu cơ. Có thể tham khảo: Một tuần tưới đậu tương bổ sung dinh dưỡng, một tuần phun dịch chuối bổ sung kali. Ngoài ra, bón thêm phân Nhật bổ sung khoáng, vi lượng. Bón phân ngay sau khi cắt tỉa sẽ giúp cây bật lộc mới tốt hơn.
Về chế độ cắt tỉa, sau mỗi chu kì hoa cũng nên cắt tỉa cành úa, lá vàng, hoa cũ để giúp cây thông thoáng cho hoa mới đẹp và rực rỡ.
Về vấn đề sâu bệnh, hồng cổ Huế truyền thống có thể mắc nấm bệnh, đốm đen, mốc trắng, thối rễ,..cần lưu ý quan sát và phòng ngừa kịp thời.
Trồng hoa hồng cổ huế cực kì dễ dàng cho người mới
Chậu hồng cổ huế đang mùa nở hoa
Cây hoa hồng cổ Huế là một trong số những giống hồng cổ đẹp với sức sống mạnh mẽ. Để tìm hiểu chi tiết về cây, vui lòng liên hệ ngay hotline/zalo: 0973343300 - 0928.286.676 để được tư vấn thêm.