Cây xạ đen là một loại cây thuốc quý chưa bệnh gan, bệnh ung thư... Cây sạ đen thường được trồng nhiều ở các vùng núi cao, thích hợp khí hậu mát mẻ. Hiện nay, cây sạ đen được nhân giống trồng ở cả các vùng đồng bằng để làm dược liệu chữa bệnh hiệu quả.
Tên khoa học Celastrus hindsii.
Họ Celastraceae
Tên gọi khác là cây bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối (thuộc Chi đây gối) hay quả nâu hoặc cây ung thư (dân tộc Mường)
Nguồn gốc: Châu Á như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, các vùng núi cao.
Bán cây sạ đen giống
1. Đặc điểm của cây sạ đen:
Cây sạ đen là cây thuốc thân gỗ dạng leo,thân cây dài trung bình 4-15m. Thân gỗ dạng dây lúc non màu xám nhạt, khi già chuyển sang màu nâu, có lông bao quanh.
Lá hình bầu dục ngược, cuống dài. Mặt lá có 7 cặp gân phụ và không có lông trên mặt. Có viền răng cưa.
Hoa sạ đen thành chùm màu trắng, mọc ở ngọn hoặc nách lá. Hoa nở từ tháng 3 đến tháng 5, ra quả từ tháng 8 – 12.
Quả nang có hình trứng khoảng 11 – 13cm, non có màu xanh, khi già quả chuyển sang màu vàng, nổ tách thành 3 mảnh, bên trong có chứa hạt màu hồng.
Hoa của cây sạ đen
Quả của cây sạ đen.
2. Công dụng của cây sạ đen:
Trong cây sạ đen có chứa thành phần Saponin Triterpenoid là một chất kháng tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn chặn khối u hiệu quả. Sạ đen được xem là loại thuốc quý phòng ngừa là điều trị các bệnh về gan như ung thư gan giai đoạn đầu, xơ gan, viêm gan, giảm men gan, ổn định huyết áp. tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, còn có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, bệnh lậu.
Sạ đen ngày nay được chế biến thành các dạng để chữa bệnh như lá, thân phơi khô sắc thuốc, chế thành viên nang. Cây sạ đen được chế thành viên nang thì có giá thành cao hơn sạ đen phơi khô.
* Khuyến cáo:
Tuy có nhiều tác dụng tốt, nhưng cây sạ đen được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi bởi các chất ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe trẻ em.
Trong quá trình sử dụng không được ăn rau muống vì điều này làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Tránh sử dụng rượu, bia trong quá trình sử dụng cây sạ đen để trị bệnh vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn giảm tác dụng của dược liệu, gây khó khăn cho việc điều trị.
Cây sạ đen giống.
3. Kỹ thuật trồng cây sạ đen:
Cây sạ đen giống hiện được các nhà vườn ươm trồng và bán trên toàn quốc. Cây xanh Trung Nguyên là đơn vị cung cấp cây xạ đen giống uy tín. Dưới dây, chúng tôi hướng dẫn cách chăm sóc cây xạ đen được trồng bằng cây giống.
- Thời vụ thích hợp nhất để trồng cây xạ đen là vụ xuân: từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm và vụ thu từ tháng 9-10 hàng năm.
- Mật độ trồng Cây cách cây 1,0m x 1,0m, hàng cách hàng 80cm, mật độ trồng là 20.000 – 26.000 cây/ ha.
- Đất trồng xạ đen là loại đất đỏ, đất thịt, đất cát pha tơi xốp, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng. Nếu không sẵn các loại đất trên, nên trộn hỗn hợp đất theo tỉ lệ như sau 33% trấu, mùn cưa. 33% cát khô, 34 % xơ dừa để trồng cây.
- Nước: Cây ưa ẩm nên cần tưới nước đầy đủ, đặc biệt trong mùa khô, lúc ra quả và quả sắp chín.
- Trừ cỏ: thường xuyên làm cỏ dại và xới gốc cho cây.2-3 lần/ năm.
Để được tư vấn cụ thể hơn về cây sạ đen và kĩ thuật trồng cây xạ đen nhanh nhất, khách hàng liên hệ hotline/zalo: 0966.992.567 - 0979.059.771 - 091.552.3300