quảng cáo

Chi tiết

Cây tùng la hán là 1 trong bộ tứ " tùng cúc trúc mai" thường được dùng trong trang trí tiểu cảnh sân vườn. Cây tùng la hán có dáng thanh cao, có thể uốn tạo dáng bon sai. Trước khi, tùng la hán chỉ xuất hiện trong các gia đình quyền quý bởi nó là biểu tượng của sự giàu có và giá cả của cây tùng rất cao, tuy nhiên ngày nay, với kỹ thuật nhân giống và tạo dáng cây, tùng la hán xuất hiện ở nhiều nơi như trang trí tiểu cảnh sân thượng, tiểu cảnh khu du lịch, khu sinh thái....
Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus
Tên gọi khác: sam đất, sam la hán, vạn niên tùng
Họ nhà thông tre
Có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc
 
Bán cây tùng la hán
 
Bán cây tùng la hán.
1. Đặc điểm của cây tùng la hán
Cây tùng la hán là loại trồng lâu năm và rất dễ thích nghi với các môi trường. Cây thuộc loại thực vật thân gỗ nhỏ, thân cây xù xì, khoẻ khoắn với cành lá xanh tốt quanh năm. Những cây tùng la hán sống trong tự nhiên có chiều cao từ 10-15m, còn những cây trồng trong chậu chỉ cao khoảng 2-4m. Thân cây dẻo và có tuổi thọ lâu dài nên được lựa chọn để tạo dáng thế bonsai đẹp mắt.
Lá của cây tùng la hán dạng hình kim nhọn, xanh sẫm, xanh quanh năm. Lá dài 5-7cm tuỳ vào độ tuổi và điều kiện phát triển. Các tán lá dày, cành lá xếp thành nhiều tầng nhìn rất đẹp.
Tùng la hán cũng có hoa mọc vào tháng 5 và quả mọc vào tháng 10. Quả ăn được vị chua chua và thơm ngọt, hình dáng vô cùng độc đáo giống như một pho tượng La Hán.
 
Mua cây tùng la hán
 
Cây tùng la hán nhiều kích thước, hình dáng.
 
Tùng la hán dáng bonsai
 
Tùng la hán dáng bonsai giao khách.
2. Ý nghĩa của cây tùng la hán
Khả nắng sống bền bỉ, dẻo dai của tùng la hán nên cây được xem là biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn, phồn vinh. Thời xưa, loại cây sang trọng này chỉ được trồng trong sân vườn vua chúa, sân vườn của các nhà quyền quý thể hiện cho những gia đình giàu có.  Ngày nay, cây tùng la hán được trồng nhiều trong trang trí tiểu cảnh sân vườn và trồng nhiều tại công viên, sân vườn đình chùa. Chỉ cần đứng 1 mình trên thảm cỏ cũng đủ để thấy vẻ đẹp sang trọng, quyền quý của tùng la hán.
 
Cung cấp cây tùng la hán trồng sân vườn
 
Cây tùng la hán nhiều dáng bonsai
3. Các chăm sóc cây tùng la hán.
Tùng la hán là cây trồng lâu năm nên không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm sóc.
– Ánh sáng: Tùng la hán chịu được biên độ ánh sáng lớn, cây thích ánh sáng mạnh nhưng vẫn sống được trong môi trường bóng râm. Tuy nhiên khi sống trong môi trường ánh sáng yếu lâu dài quá làm cây phân cành yếu, thân cành vươn dài, khoảng cách các thán thưa nên nhìn tổng thể cây không đẹp và thiếu sức sống.
– Nhiệt độ: Cây tùng la hán ưa khí hậu ấm áp, chịu nóng tốt hơn lạnh. Vào mùa hè, cây sẽ xanh tốt hơn mùa đông.
- Phân bón: ưa phân bón, nên bón làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những chậu cảnh đã tạo hình thì không nên bón nhiều phân nữa Tùng la hán có đặc tính mẫn cảm với phân bón. Cần chú ý tưới thúc cho cây ra nhiều cành.
– Sâu bệnh thường gặp: tùng vạn niên thường gặp một số bệnh: trùng vỏ cứng, đốm lá, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ. Chú ý quan sát để phát hiện bệnh đặc biệt là mùa hè.
Gốc và thân cây sinh trưởng chậm vì thế cần chú ý tỉa cành, cắt lá trên tán cây để cây đủ dinh dưỡng nuôi thân.
– Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, Mùa mưa không cần tưới. mùa hè có thể tưới khoảng 3 lần/tuần.
– Đất trồng: Tùng la hán dễ thích nghi với mọi môi trường đất trồng,nên có thể trồng ở nhiều địa hình. Tuy nhiên, loại đất thích hợp nhất để trồng cây là các loại đất bùn
Tags

Có thể bạn quan tâm

Gửi tin nhắn qua facebook