quảng cáo

Chi tiết

Cây lựu hạnh hay còn gọi là cây lựu kép, cây có nguồn gốc tại Ba Tư, cây thích hợp với khí hậu của Việt Nam, hiện nay cây được trồng với nhiều dáng bonsai khác nhau. Để hiểu hơn về loại cây này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích 

1. Giới thiệu về cây lựu hạnh 

Cây lựu hạnh còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây thừu lựu, cây thạch lựu, cây hoa lựu,... Cây thuộc dạng cây cổ và được trồng nhiều nơi trên thế giới nhằm mục đích chơi hoa 
Thân cây thạch lựu thuộc cây thân gỗ có chiều cao từ 5-8m, cây phát triển với tốc độ bình thường, thân non của cây có màu xám đỏ khi già có màu xám và họa tiết tròn. Thân cây già thường không có gai, nhưng phần ngọn thường có gai. Cây càng lâu năm thì phần gốc càng dày và cành non vươn dài 
 
Giời thiệu về cây lựu hạnh
 
Lá lựu hạn thuộc lá đơn, mọc đối xứng với nhau, mép lá nguyên, thuôn dài và hơi uốn lượn, phần đầu lá hơi nhon, cuống lá có hình chóp buồn. Giá lá có đường gân to, mặt trên hơi bóng, mặt dưới lá có màu đỏ. 
Hoa lựu hạnh mọc đơn độc hoặc thành cụm từ 3-4 hoa ở đầu ngọn hoặc nách lá. Hoa thường to và có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía. hoa lựu nở quanh năm, mùa xuân thường nở rực rỡ nhất và nở nhiều vào mùa hè. Tại miền Bắc cây thường ra hoa vào dịp đầu xuân khi trời có nhiều nắng và kéo dài đến đầu mùa đông. Hoa lựu hạnh thường rất bền kéo dài đến khoảng 15 ngày. Cây có 4 màu: màu đỏ, màu cam pha sọc trắng, trắng, hồng. Hiện tại ở Việt Nam có duy nhất một màu đỏ cam 

2. Tác dụng của cây lựu hạnh 

- Cây lựu trong phong thủy thường mang ý nghĩa phong thủy may mắn và tài lộc, hạnh phúc 
 
Tác dụng của cây lựu hạnh
 
- Rễ cây lựu hạnh có chứa nhiều chất độc pelletierin được dùng để trừ giun sán
- Cây lựu hạnh dùng làm cây cảnh trang trí sân vườn, làm thuốc, làm cảnh, trang trí trong nhà 

3. Cây lựu hạnh chăm sóc thế nào đúng cách để ra hoa? 

- Cây lựu hạnh không kén đất đất sống lâu năm có tuổi thọ đến vài trăm năm, cây sống được ở đất có nhiều cát, đất phù sa, đất nhiều dinh dưỡng, nhưng sợ đất khô cằn
 
Kỹ thuật chăm sóc cây lựu hạnh đúng cách
 
- Cây lựu hạnh có khả năng chịu hạn tốt, chỉ cần tưới nước cho cây từ 1-2 lần/tuần và tưới cho cây lượng nước vừa phải. Khi chuyển cây vào trong chậu nên chọn chậu 
- Cây lựu hạnh thích hợp trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng, cần nhiều nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nên bón cho cây các loại phân bón hoai mục, các loại phân hữu cơ như NPK, phân vi lượng để cây phát triển và ra hoa quanh năm 
 
Địa chỉ mùa cây lựu hạnh tại Hà Nội
 
- Cây lựu hạnh, lựu Ấn Độ, cây lựu tím dễ bị các loại bệnh như rệp sáp, rầy thường xuyên kiểm tra cho cây để chú ý tình trạng sâu bệnh kịp thời và có cách chữa đúng cách 
Tags

Có thể bạn quan tâm

Gửi tin nhắn qua facebook